Địa chỉ: 368 Thành Thái, Tân Cang, Phước Tân, Biên Hòa, Đồng Nai

Định vị: Thiền viện Phước Sơn

Sáng lập: Hòa Thượng Giới Nghiêm

Trụ Trì: Hòa Thượng Bửu Chánh

SĐT Văn phòng: 0251.396.7237

Mở cửa: 5g00 – 21g00 mỗi ngày

Home » Giới thiệu


HÒA THƯỢNG TRỤ TRÌ – VIỆN CHỦ

Trưởng lão Bửu Chánh

(Bhikkhu Sudatto)HT Bửu Chánh

HT Bửu Chánh năm 2023

Tư liệu cũ trong hồ sơ Tăng tịch: Có 233 vị thọ đại giới từ năm 1937 đến năm 1984, Trưởng lão số 226 (H.204).
Pháp danh: Bhikkhu Bửu Chánh.
Thế danh: Lê Hà.
Ngày sinh: 16/04/1961 (theo giấy tờ)

Nơi sanh: Nghĩa Bình.

Cha: Lê Hiểu, Mẹ: Nguyễn Thị Bút.
Ngày và nơi cấp giấy phép xuất gia tỳ-khưu: 25/7/1982, chùa Trúc Lâm.
Thầy Tế độ: Hòa thượng Tịnh Sự.
Thầy Yết-ma: Thượng tọa Siêu Việt, Đại đức Kim Cang.
Địa chỉ: Đồng Nai.

Tiktok: https://www.tiktok.com/@httiensibuuchanh

Chức danh:

Tiến sĩ chuyên ngành Abhidhamma – Đại học Delhi Ấn Độ

Ủy viên Thư Ký Hội Đồng Trị Sự TW. GHPGVN,

Phó ban Hoằng pháp trung ương,

Phó ban thường trực Ban Trị Sự PG Đồng Nai,

Huân chương lao động hạng ba do Chủ tịch nước trao tặng ngày 28/11/2022

Trưởng lão hiện là Trụ trì thiền viện Phước Sơn cùng nhiều ngôi chùa khác.Trưởng lão sinh năm 1961 tại Hoài Nhơn, Tam Quan, tỉnh Bình Định – giáp ranh với Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi – trong một gia đình cha mẹ là người đánh cá ven biển. Vì chiến tranh ác liệt quá nên năm Mậu Thân (1968) cả gia đình mới chuyển về miền Nam, do đi theo đường biển nên thuyền tấp vô vùng biển Vũng Tàu. Lúc ở quê ông mới học tới mẫu giáo nên vô đến đây mới học tiếp lớp một. Nhân duyên kỳ diệu là lúc đó chùa Phước Hải mới khánh thành xong và gia đình thí chủ là ông bà Giáo Huân dâng lên ngài Bửu Chơn. Sau khi nhận xong thì ngài giao lại cho Sư Thiện Tâm làm chủ trì.

Trong thời gian này, ông đến học ở chùa và cùng tham gia sinh hoạt gia đình Phật tử thì hay gặp được ngài Bửu Chơn từ Sài Gòn xuống. Sau, Sư Minh Hạnh sửa sang phòng khách để làm lớp học và Sư Thiện Tâm nhờ thêm thầy giáo bên ngoài về dạy nên dần biến chỗ này thành trường học luôn. Ông học lại từ mẫu giáo đến lớp ba tại đây.

Vì từ nhỏ đã học ở chùa nên ông có tâm thành kính đối với Tam Bảo, đối với chùa, với các chư Sư. Ngoài giờ học văn hóa thì có giờ dạy giáo lý cho nên ông mê luôn cuộc đời Đức Phật Thích Ca. Lớp 4, lớp 5 ông ra học trường tiểu học Nam Vũng Tàu – trường nhà nước Việt Nam Cộng Hòa hồi xưa – sau đó thi lớp 6 vào trường trung học Vũng Tàu. Học tới hết lớp 7 ông xuất gia giới tử cùng ông Lý Thế Vân (pháp danh là Bửu Hiền), cả hai ông đều mê đạo, mê chùa, mê đi tu.

Ngày 21/7/1974 (3/6/Giáp Dần), ông cùng hai sư đệ là Bửu An và Bửu Dũng xuất gia sa-di tại chùa Phổ Minh (quận Gò Vấp) với Sư Thiện Tâm.

Sau năm 1975 mới học lớp 8 thì thống nhất đất nước; phụ thân của Sư nói: “Mày trả chuông, mõ, y, bát, đi về đi”. Khi đó duyên Sư còn với Tam Bảo nên cương quyết không về, ở lại tu thôi – còn huynh đệ mười mấy người như Chánh Tâm, Pháp Cao… (không phải HT. Pháp Cao ở Hội An),… đều hoàn tục hết. Người bạn thân của Sư cũng bỏ áo tu về đời; rồi một số Sư Khmer ở miền Tây lên tu ở chùa Phước Hải cũng về luôn. Thời điểm này ở chùa rất cực khổ, mà khuôn viên chùa lại to rộng, mọi công việc trong ngoài Sư phải gánh vác hết. Chùa khi ấy chỉ còn có Sư Bửu Giới (Là Trí Lạc, thân sinh của Sư Thiện Tâm – cùng một thế hệ với HT. Trì Giới) và Sư thôi.

Sư Bửu Chánh, năm 1994

Đến năm 1977, Sư tìm đến Tam Bảo thiền viện ở Núi Lớn – Vũng Tàu của ngài Giới Nghiêm để học thiền; nhưng khóa thiền không tổ chức được vì chính quyền không cho phép. Sau đó, ngài Giới Nghiêm tổ chức khóa thiền tại chùa Phật Bảo – Sư lại xin đến học. Sau khóa thiền, Sư trở về ở Tam Bảo Thiền viện đi học lớp 10, lớp 11; ngày nào Sư cũng phải đi bộ lên xuống núi hơn 4km.

Năm 1979 chùa Bồ Đề có cái cốc của bà Sáu Gạo, xa trung tâm chánh điện đã bị cướp vô giết và lấy nữ trang. Vì nơi khu vực ấy quá vắng vẻ mới xảy ra chuyện như thế – nên ông Năm Thời mời Sư qua ở cho thêm người.

Trong giai đoạn từ năm 1974 – 1979, Sư tự học Vi Diệu pháp nhờ vào quyển Thắng Pháp Tập Yếu Luận của ngài Minh Châu. Thấy nó hay quá và có duyên sao đó nên Sư học liên tục mà không hiểu gì hết vì tiếng Hán khi đó thì chưa biết nhiều. Năm 1979, Sư có duyên được cô Trần Quỳnh Hương (cao đồ Vi Diệu pháp của ngài Tịnh Sự) dạy… Rồi Sư cũng tiếp tục học với Hòa thượng Giác Chánh ở tại chùa Thiền Quang 1, Bình Sơn, Long Thành; sau nữa là học thêm từ cô Bảy (Giới Phúc).
Hoàn cảnh nhiều khó khăn như vậy nhưng Sư suy nghĩ: “Nếu như mình không học thì sau này mình sẽ còn khổ hơn. Thứ hai nữa, nếu mình không học, thì sau này mình sẽ làm tảng đá cản đường đi học của người khác” nên Sư đeo đuổi việc đi học cho đến cùng. Năm 1980, Sư thi xong tú tài – trung học Vũng Tàu; trong thời gian này, ngài Hộ Giác mở lớp dạy tiếng Pāḷi và cả văn phạm Pāḷi, Sư theo học hơn một năm.

Năm 1981 – 1984, Sư học tại Học viện Pháp Quang và sau đó thì chuyển sang học tại Học viện Vạn Hạnh. Trong thời gian này có các Sư cùng học như Sư Thiện Nhân, Sư Tăng Định, Sư Ngộ Đạo, Sư Giác Nguyên, Sư Giác Trí, Sư Ấn Minh, Sư Thiện Hữu,…

Năm 1982 (trên giấy tờ là 1981), Sư thọ giới tỳ-khưu với HT. Tịnh Sự ở chùa Trúc Lâm, quận 6 – do ngài Giác Chánh tổ chức.
Ngày 5/12/1984, Sư mới chính thức về ở tại đồi Lá Giang, bây giờ gọi là thiền viện Phước Sơn – khi ấy chỉ là mảnh đất cằn cỗi, hoang hóa cùng vài cốc liêu xiêu nát…

HT. Bửu Chánh hành thiền ở núi đầu đà

Lúc đó Sư Huệ Đức (vì Sư Huệ Đức có ở Bà Nà nên mọi người hay gọi là Sư Bà Nà) quản lý khu vực dưới suối, đăng ký hai mẫu để kê khai thuế. Khi mới về thì Sư cùng một số vị ở trên đồi nơi cái cốc gỗ – tôn xi-măng của ngài Giới Nghiêm hồi xưa (HT. Trì Giới có đây năm 1972; và HT. Giới Đức có ở chừng 3 tháng năm 1973). Về đây, quả thật là có cái duyên sâu dày với mảnh đất, với Phật giáo Nguyên thủy nên Sư giữ được mảnh đất ba chục mẫu này và phát triển liên tục và vững chắc cho đến ngày nay trở thành một Đại Tòng lâm.

Năm 1985, Đại đức (bây giờ gọi là Đại đức) tốt nghiệp bằng Cử nhân Sử học, và lấy luôn bằng Cử nhân Ngữ văn. Rồi Đại đức học tiếp nữa, lấy bằng Cử nhân tiếng Anh. Sau đó, năm 1992 – 1993, Đại đức học tiếp và tốt nghiệp Cử nhân Phật Học. Bên cạnh đó, Đại đức còn đăng ký học Cao học Lịch sử của viện Khoa học xã hội thành phố HCM được 2 năm và có một chứng chỉ.

Năm 1995 Đại đức đi học Thạc sĩ Phật Học ở Ấn Độ, sau 8 năm thì tốt nghiệp Tiến sĩ ở đây.

Hiện nay, năm 2021, Đại đức trẻ tuổi tài hoa thuở xưa, với 6, 7 bằng Cử nhân, Cao học, Tiến sĩ – bây giờ đã trở thành một bậc Trưởng lão 40 hạ lạp mà tuổi đời chỉ mới 63 – vẫn miệt mài hoằng pháp độ sinh không mệt mỏi. Gia tài của Trưởng lão là hằng ngàn cuốn băng giảng, nhiều nhất là tại các thiền viện, tự viện, giảng đường, học viện ở Sài Gòn. Và Trưởng lão còn để lại “cái Tâm” lớn rộng khi cưu mang tại thiền viện một đại chúng 450 – 500 người tìm đến tu học không kể Bắc, Nam, tu sĩ, tu nữ, ni cô hay cư sĩ. Trưởng lão cũng đã từng mời thỉnh các vị Thiền sư, Pháp sư, Giảng sư nổi danh đương đại… để trao truyền kiến thức Phật học, Thiền học lẫn kinh nghiệm tu chứng của họ cho đại chúng học hỏi và noi gương.

Công đức ấy quả thật là quá lớn lao vậy.

 

 

Đôi nét về thiền viện Phước Sơn

Tọa lạc tại số 368 đường Thành Thái, khu phố Tân Cang, phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Các video giới thiệu thiền viện Phước Sơn:

Thiền Viện Phước Sơn rộng khoảng 30 hecta, do Hòa Thượng Giới Nghiêm khai sơn năm 1970.

Các em nhỏ trong Khóa tu Xuất gia gieo duyên đi khất thực
Các em nhỏ trong Khóa tu Xuất gia gieo duyên đi khất thực

Ngày 5/12/1984, Sư Bửu Chánh chính thức về ở tại đồi Lá Giang, bây giờ gọi là thiền viện Phước Sơn – khi ấy chỉ là mảnh đất cằn cỗi, hoang hóa cùng vài cốc liêu xiêu nát… Lúc đó Sư Huệ Đức (vì Sư Huệ Đức có ở Bà Nà nên mọi người hay gọi là Sư Bà Nà) quản lý khu vực dưới suối, đăng ký hai mẫu để kê khai thuế.

Khi mới về, Sư Bửu Chánh cùng một số vị ở trên đồi nơi cái cốc gỗ – tôn xi-măng của ngài Giới Nghiêm hồi xưa (HT. Trì Giới có đây năm 1972; và HT. Giới Đức có ở chừng 3 tháng năm 1973). Về đây, quả thật là có cái duyên sâu dày với mảnh đất, với Phật giáo Nguyên Thủy nên Sư giữ được mảnh đất ba chục mẫu này và phát triển liên tục và vững chắc cho đến ngày nay trở thành một Trung Tâm Tu thiền Vipassanā và Học Tam Tạng Kinh Điển.

Bao quanh Thiền viện là những hàng cây xanh, tạo nên không khí thoáng đãng, mát mẻ cho toàn bộ khuôn viên Thiền viện. Dưới chân đồi Lá Giang có dòng suối nhỏ, dài trên 600 mét, tiếng suối chảy róc rách suốt ngày, dòng nước xanh trong, chảy quanh năm.

 

Đại lễ Rước Phật 2023
Đại lễ Rước Phật 2023

Nhờ vào không gian rộng lớn, xanh mát, thanh bình, quần thể kiến trúc bao gồm Chánh Điện, Bảo Tháp, Thiền đường và các cốc thiền thất đa dạng; hệ sinh thái đa dạng gồm cả suối, đồi và thảm thực vật phong phú mà Thiền viện Phước Sơn níu lòng được nhiều du khách Phật tử. Ai đến nơi đây cũng cảm nhận được sự an bình và lắng dịu nơi nội tâm, khác với cuộc sống chộn rộn mưu sinh ngoài đời.

Hòa Thượng Bửu Chánh có tấm lòng từ bi, quảng đại, khi cưu mang tại thiền viện một đại chúng 450 – 500 người tìm đến tu học, không kể Bắc, Nam, tu sĩ hay cư sĩ, già, trẻ… Trưởng lão đã và đang mời thỉnh các vị Thiền sư, Pháp sư, Giảng sư nổi danh đương đại… để trao truyền kiến thức Phật học, Thiền học lẫn kinh nghiệm tu chứng của họ cho đại chúng học hỏi và noi gương.

Hiện nay, Thiền viện Phước Sơn thường xuyên tổ chức các khóa tu thiền Tứ Niệm Xứ, các khóa Templestay cũng như các khóa học Phật pháp… để đông đảo Tăng Ni, cư sĩ được gần gũi, tìm hiểu, nghiên cứu và thực hành giáo pháp của Đức Phật Gotama. Có thể nói, thiền viện Phước Sơn đang là một trung tâm tu học sống động, phù hợp cho cả Tăng Ni và Phật tử, nơi mà mọi người được sống hướng thượng, xa lìa các ác pháp, vun bồi các thiện pháp, tu tập tự thân, sống đời Phạm Hạnh, bước đi trên con đường Giác Ngộ, Giải Thoát.

Xem thêm các video giới thiệu thiền viện Phước Sơn:

  1. Giới thiệu thiền viện Phước Sơn, Biên Hòa, Đồng Nai
  2. Thiền viện Phước Sơn ll Trung tâm tu học đặc biệt và phong phú

 

1. VĂN PHÒNG PHƯỚC SƠN

Văn phòng Phước Sơn làm việc từ 7g00 – 11g00, 14g00 – 18g00 mỗi ngày trong tuần.

Các công việc của văn phòng bao gồm:

Văn phòng Phước Sơn đang được xây dựng với một đội ngũ trẻ trung, đầy lòng nhiệt thành phục vụ với mong muốn đem đến nhiều lợi lạc cho cộng đồng nói chung và những người tu học tại Phước Sơn nói riêng.

 

2. THƯ VIỆN

Thư Viện Phước Sơn có lưu trữ Tam tạng thánh điển Nikāya song ngữ Pāli – Việt.

Nơi đây không chỉ có đầy đủ Tạng Kinh, Tạng Luật và Vi Diệu Pháp được dịch và chú giải bởi các thiền sư , học giả, nhà nghiên cứu có uy tín và thẩm quyền chuyên môn mà Thư viện còn lưu trữ rất nhiều các tác phẩm về Giáo lý và Thiền nổi tiếng của các thiền sư, học giả thông thạo cả Pháp học lẫn Pháp hành ở trong và ngoài nước.

Số lượng đầu sách trong danh mục Kinh sách mượn của thư viện khá phong phú và đa dạng.

Tại Thư Viện Thiền Viện Phước Sơn, quý vị sẽ được đọc, nghiên cứu các tác phẩm Phật giáo, không gian yên bình, nhẹ nhàng.

Thư viện có cho mượn sách trả lại trong vòng 7 ngày.

Không chỉ có thế, Thư viện còn có rất nhiều kinh sách ấn tống miễn phí tại kệ sách thỉnh miễn phí ngay bên ngoài khu không gian mở của thư viện.

Quý vị hữu duyên ghé thăm Thư viện có thể tìm đọc sách ngay tại thư viện, mượn về nhà. Đối với các đầu sách thỉnh thì quý vị cần sẽ được trao tặng hoàn toàn miễn phí.

Với tình yêu Giáo Pháp,  thư viện Phước Sơn mở cửa để chia sẻ và lan tỏa lòng từ bi, lòng nhân ái và trí tuệ của Phật Pháp đến với nhiều người.

Truy cập kho sách PDF thư viện:

EBOOKs THƯ VIỆN PHƯỚC SƠN

 

   

        

3. PHÒNG Y TẾ

Phòng Y Tế - Thiền viện Phước Sơn
Phòng Y Tế – Thiền viện Phước Sơn

 

4. BAN CƯ TRÚ

5. TỔ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

 

A. Website của một số trung tâm Thiền Vipassanā:

1. Thiền viện Phước Sơn, Biên Hòa, Đồng Nai: https://phuocson.org/

2. Thích ca Thiền viện tại Mỹ của Hòa Thượng Thiền Sư Kim Triệu Khippapañño: http://thichcathienvien.org/default.aspx

3. Thiền viện Kyunpin tại Miến Điện của Ngài Thiền Sư Zatila: https://kyunpin.wixsite.com/vietnam

4. Trường thiền Paṇḍitārāma tại Miến Điện: https://www.panditarama.org/index.php

5. Thiền viện Shwee Oo Min, Yangooon, Myanmar (hiện vẫn chưa tiếp nhận thiền sinh mới từ nước ngoài đến do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid): https://ashintejaniya.org/retreat

6. Wat Pah Nanachat tại Thái Lan được sáng lập năm 1975 bởi Ngài Thiền Sư Ajahn Chah: https://www.watpahnanachat.org/

7. Các trung tâm Vipassana  Việt Nam do Ngài S.N. GoenKa giảng dạy theo truyền thống của Ngài Sayagyi U Ba Khin: https://www.dhamma.org/vi/schedules/noncenter/vn

8. Buddha Dhamma foudation (1 tổ chức phi lợi nhuận thường tổ chức các buổi Dhamma Talk và các lớp học Phật pháp online: https://www.buddhadhammafoundation.com/

 

B. Website tổng hợp Kinh – Sách Phật giáo:

1. Thư viện điện tử Phật học Anh-Việt, sưu tập và số hóa Tam Tạng chuyển dịch từ nguồn Pali tạng và Hán tạng A-hàm, các tài liệu Phật giáo từ hai nguồn kinh điển đó, và các tài liệu liên quan đến phương cách hành trì trong truyền thống Phật giáo Theravada: https://budsas.net/

2. Tam Tạng, chú giải và phụ chú giải tiếng Pāli:

3. Tạng Kinh, Tạng Luật, Tạng Vi Diệu Pháp (tổng hợp bản dịch từ nhiều tác giả qua các ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Pháp, Indonesia…): https://suttacentral.net/

4. Tạng Kinh, Tạng Luật, Tạng Vi Diệu Pháp (tổng hợp các bản dịch tiếng Anh): https://obo.genaud.net/backmatter/indexes/sutta/sutta_toc.htm

5. Lược đồ Tam Tạng Pāli (tiếng Pāli + bản dịch tiếng Việt của Hòa Thượng Minh Châu và Tỳ Kheo Indacanda): https://www.vietheravada.net/ttpv/luocdotamtangpali.htm

6. Tam Tạng tiếng Trung:

 

C. Website tra cứu Từ điển Pāli, Từ điển Phật giáo:

1. Pāli dictionary: https://dictionary.sutta.org/

2. Từ điển Phật học Nam Tông: https://phuocson.org/tu-dien-phat-hoc/

English Tiếng Việt