Địa chỉ: 368 Thành Thái, Tân Cang, Phước Tân, Biên Hòa, Đồng Nai

Định vị: Thiền viện Phước Sơn

Sáng lập: Hòa Thượng Giới Nghiêm

Trụ Trì: Hòa Thượng Bửu Chánh

SĐT Văn phòng: 0251.396.7237

Mở cửa: 5g00 – 21g00 mỗi ngày

Home » Giáo thọ » THIỀN SƯ KOVIDA

THIỀN SƯ KOVIDA

TÓM TẮT TIỂU SỬ TỲ KHEO KOVIDA

Pháp danh: Kovida

Ngày sinh: 05/07/1976

Quốc tịch: Miến Điện

Samanera (Thọ giới Sadi): Ngày 30/10/1990

Bhikkhu (Thọ giới Tỳ khưu): Ngày 10/04/1996

Upajjhaya (Thầy tế độ): Tỳ kheo U Kavidhaja

Năm 2004

Tỳ kheo Kovida giảng dạy kinh điển Phật giáo ở Ma Soe Yein Tike Thit, Mandalay. Ngài giảng dạy Tạng Luật và Thắng pháp tập yếu luận. Đồng thời, Ngài theo học phương pháp giảng dạy truyền thống từ giảng sư giàu kinh nghiệm, Tỳ kheo Vilāsābhivaṃsa.

Năm 2005

Ngài học thiền theo Truyền thống Maharsi dưới sự hướng dẫn của Tỳ kheo Jaṭila (Sayadaw Pyin Ma Nar) và Tỳ kheo Therinda (Sayadaw Myan Aung). Cùng năm đó, Ngài cũng tham gia kì thi đầu vào của trường Đại học Quốc tế Truyền bá Phật giáo Nguyên Thủy, Yangon, Myanmar. Dù đậu kì thi, nhưng Ngài tiếp học học thiền.

Năm 2006

Ngài đến thiền lâm Pa Auk Tawya ở Mawlamyine, Bang Mon, miền nam Myanmar và bắt đầu học thiền dưới sự hướng dẫn của Bậc trưởng lão Pa Auk Sayadaw và các vị giáo thọ khác. Cùng năm đó, Ngài cũng tiếp tục học kinh điển Phật Pháp trong thời gian cá nhân, giúp các bạn hữu về kinh điển Phật Pháp và chia sẻ với các bạn hữu về Phật Pháp như Paṭṭhāna, Abhidhamma và phương pháp học.

Năm 2007

Ngài giúp đỡ các sư huynh của mình trong các hoạt động Tăng đoàn như lễ xuất gia, thiết lập Sīma và bất kỳ hoạt động nào khác.

Cùng năm đó, Ngài đã học lại Dīghanikāya (Kinh Trường Bộ) cùng với các bộ chú giải, Majjhimanikāya (Kinh Trung Bộ), và Aṅguttanikāya (Kinh Tăng Chi Bộ).

Trong cùng năm, Ngài được được Ban Tăng sự cử đi học cách trả lời trình Pháp Ngài cũng củng cố việc học tiếng Anh.

Năm 2008

Ngài trở thành thiền sư ở Pa Auk Tawya. Ngài bắt đầu giảng dạy cho các thiền sinh địa phương và thiền sinh nước ngoài. Ngài bắt đầu thuyết Pháp bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Ngài cũng tiếp tục nghiên cứu kinh điển Phật giáo như Saṃyuttanikāya (Kinh Tương Ưng Bộ), Khuddakanikāya và những tác phẩm khác.

Từ đó trở đi, Ngài bắt đầu cuộc hành trình chia sẻ Giáo Pháp từ thành phố này đến thành phố khác, làng này sang làng khác quanh bang Mon. Ngài cũng tiến hành các khóa tu thiền ở nhiều nơi khác nhau quanh miền nam Myanmar. Ngài cũng biên soạn một cuốn sách nhỏ về Ngữ pháp tiếng Anh và Ngữ pháp tiếng Pāḷi.

Năm 2009

Ngài bắt đầu dạy ngữ pháp Pāḷi cho người nước ngoài lần đầu tiên bằng phương pháp giảng dạy truyền thống. Ngài đã dùng Kaccāyanapakaraṇa và Padarūpasiddhi làm sách giáo khoa và tiếp cận ngữ pháp Pāḷi bằng cách phân tích các từ Pāḷi như Ngài đã học ở trường học. Ngài bắt đầu biên soạn các ghi chú thiền, ghi chú Nikāya, ghi chú Pāḷi và ghi chú tiếng Anh. Ngài đã đọc lại tám tập Mahābuddhavaṃsa được viết bởi Đại Trưởng lão Min Gon Tipiṭaka.

Năm 2010

Ngài tham gia khóa thiền sáu tháng do Bậc trưởng lão Pa Auk Tawya Sayadaw hướng dẫn tại Mawlamyine. Ngài được phép hành thiền và ngừng dạy thiền trong sáu tháng. Sau khóa thiền, Ngài được phái sang Latvia cùng với Tỳ kheo Revata để tiến hành khóa thiền. Đó là khóa thiền đầu tiên ở nước ngoài. Ngài đã trả lời trình Pháp cho các thiền sinh, Ngài bắt đầu nhận ra rào cản ngôn ngữ và sự khác biệt văn hóa. Kỹ năng nghe tiếng Anh của Ngài tốt hơn sau khóa thiền. Trong khóa thiền đó, Ngài đã phải thảo luận Phật Pháp với nhiều người đến từ nhiều quốc gia khác nhau Latvia, Australia, Austria, Russia, Germany, England, và Canada. 

Ngài đã an cư mùa mưa tại Hàn Quốc, tiền hành khóa thiền ở đó. Tại đó, Ngài có nhiều thời gian rảnh hơn để học tiếng Anh, mở rộng những ghi chú tiếng Anh trước đây của mình. Đây là lần đầu tiên Ngài thuyết giảng chuỗi Pháp thoại. Sau khi đọc những bộ Maṅgalasutta khác nhau, Ngài đã biên soạn phiên bản của chính Ngài dựa theo chú giải. (Thật không may, phiên bản đó đã bị xóa nhầm lẫn.)

Trên đường trở về Myanmar, Ngài ghé Singapore để dự lễ Kaṭhina. Ngài đã thuyết giảng Pháp thoại bao gồm thảo luận Phật Pháp vào cuối buổi Pháp thoại.

Năm 2011

Ngài cùng với thành viên cao cấp của Tăng đoàn, lần đầu tiên ghé thăm Malaysia để tham dự lễ kiết giới Sīma. Theo yêu cầu của các cư sĩ, Ngài đã thuyết giảng Pháp thoại bao gồm thảo luận Phật Pháp.

Năm 2012

Ngài được bổ nhiệm làm thành viên trưởng Ban Tăng sự ở Pa Auk Tawya, Mawlamyine. Cũng trong năm đó, ngài bắt đầu dạy tiếng Anh và tiếng Pāḷi cho các vị Tăng và các vị Ni địa phương. Ngài cũng dạy tiếng Pāḷi cho người nước ngoài. Có nhiều lớp học tiếng Pāḷi trong cùng một ngày, ngữ pháp tiếng Pāḷi, đọc tiếng Pāḷi và viết tiếng Pāḷi.

Năm 2013

Ngài cùng các sư huynh của mình dẫn đầu là Bậc Đại Trưởng lão Pa Auk Sayadaw sang Trung Quốc để thiết lập Sīma. Ngài tiến hành khóa thiền ở Nandakavihara, Malaysia. Đó là lần thứ hai Ngài thuyết giảng chuỗi Pháp thoại, sử dụng các chủ đề khác nhau: các bài Kinh và Vi Diệu Pháp. Sau mùa an cư, lần đầu tiên Ngài đến Indonesia và chia sẻ Giáo Pháp với người dân địa phương ở Medan, Jakarta và Bali. Sau đó, Ngài tiếp tục hành trình đến Đài Loan.

Năm 2015

Ngài đến Thái Lan để tiến hành khóa lần đầu tiên.

Năm 2016

Ngài đến Việt Nam để tiến hành khóa thiền đầu tiên.

Năm 2017

Ngài đã tháp tùng Bậc Đại Trưởng lão Pa Auk Sayadaw đi thiết lập Sīma ở các quốc gia khác nhau: Indonesia, Việt Nam và các địa điểm khác nhau ở Myanmar. Ngài cũng tiến hành khóa thiền ở Thành Đô, Trung Quốc và Singapore.

Năm 2018

Đây là năm bận rộn nhất đối với Ngài khi thiết lập Sīma đến các quốc gia khác nhau: Atlanta (Mỹ), LA (Mỹ), Chicago (Mỹ), Maharastha Ấn Độ, Indonesia và ba địa điểm ở Myanmar.

Năm 2019

Ngài được Trường Thần học thuộc Đại học Chicago mời làm học giả thỉnh giảng. Ngài đã tiến hành các khóa thiền, workshop thiền, Lớp Ngữ pháp Pāḷi, Lớp Đọc tiếng Pāḷi, và thảo luận Kinh. Cùng năm đó, Ngài tiến hành khóa thiền ở Atlanta, LA và San Fransisco.

Năm 2020

Ngài đến Singapore để tiến hành khóa thiền và đến Thái Lan để thiết lập Sīma.

Năm 2023

Ngài đã tham gia thiết lập Sīma ở Việt Nam và tham gia Dhamma tour ở Campuchia.

English Tiếng Việt